3 công trình kiến trúc cổ đại bí ẩn

Quần thể khảo cổ Tihuanaco

Trên thế giới hiện nay rất nhiều những công trình kiến trúc cổ đại còn lưu giữ lại cho đến ngày nay. Những công trình kiến trúc cổ đại được xây dựng công phu và thiết kế tỉ mỉ đến mức các kiến trúc sư và kỹ sư hiện nay cũng không tìm ra được lời giải.

Có vô vàn những câu hỏi được đặt ra xung quanh những công trình bí ẩn này. Và dường như người cổ đại đã đạt tới trình độ cao hơn chúng ta? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về 3 công trình cổ đại bí ẩn: tàn tích Puma Punku, quần thế khảo cổ Tiahuanaco, thành phố cổ Teotihuaca đang làm khó những nhà khảo cổ trong suốt những năm qua nhé.

Những bí ẩn chưa có lời giải xung quanh công trình kiến trúc cổ đại

Tàn tích Puma Punka

Mọi người luôn phân vân không biết người cổ đại đã làm cách nào để xây dựng được tàn tích Puma Punka?

Tàn tích Puma Punku là khu vực đền thờ và tượng đài, có ý kiến cho rằng đây là nơi tưởng niệm của người Inca cổ xưa.

Điều bí ẩn của Puma Punka chính là những sự điểu khắc tinh vi, bề mặt nhẵn mịn của những phiến đá khổng lồ. Những phiến đá lớn được điều khắc ở những vị trí cách 96km và mọi người tò mò không biết những người cổ đại đã di chuyển chúng như thế nào.

Puma Punka có đô cao khoảng 3,8km so với mực nước biển, cây cối rất khó để phát triển nên việc chế những con lăn bằng gỗ là vô cùng khó khăn, việc di chuyển những phiến đã ở đây trở thành điều không tưởng. Nhiều người đã đưa ra giả thuyết về người ngoài hành tinh và những kỹ thuật tiên tiến họ đã truyền lại cho những người nơi đây. Cho đến ngày nay thì kiến trúc Puma Punka vẫn luôn là điều bí ẩn.

Quần thể khảo cổ Tiahuanaco

Quần thể khảo cổ Tihuanaco

Quần thể khảo cô Tiahuanaco chỉ cách tàn tích Puma Punka 400m về phía đông bắc. Nơi đây từng được các nhà khoa học cho rằng là trung tâm của nền văn minh trên 40.000 dân.

Quần thể khảo cổ Tiahuanaco cho thấy sự tiến hóa vượt bậc của nhân loại, những chiếc đầu lâu được chạm trổ với rất nhiều kiểu khác nhau. Có người đội khăn xếp, có chiếc đầu lâu dài loằng ngoằng, cũng có những đầu lâu mũi to, nhỏ. Mỗi chiếc đầu lâu là một người khác nhau, có những hình rất lạ kỳ, hoàn toàn không giống với người dân ở đây.

Cho đến ngày nay các nhà khoa học vẫn không thể lý giải được vì sao họ lại có thể làm được điều nay trong khi kỹ thuật lúc bấy giờ còn chưa phát triển.

Thành phố cổ Teotihuaca

Đây là thành phố cổ đại lớn nhất và cũng lạ thường nhất châu Mỹ. Thành phố này ở Mexico và được xây dựng từ năm 100 trước công nguyên.

Teotihuaca là sự kết hợp độc đáo, kết hợp hài hòa mọi yếu tố từ toán học, thiên văn học, địa chất và đòi hỏi những kỹ thuật vô cùng cao. Vật liệu sử dụng ở đây là mica, thứ vật liệu sử dụng phổ biến trong nền văn minh cổ đại. Vật liệu này có khả năng chịu nhiệt, chịu sét rất cao. Các nhà khoa học vẫn luôn thắc mắc tại sao họ lại lựa chọn mica làm vật liệu sử dụng trong số vô vàn loại vật liệu khác nhau và phải chăng công trình này có xuất xứ tại Brazil?

Có rất nhiều những điều bí ẩn xoay quanh thành phố cổ Teotihuaca này mà các nhà khoa học, khảo cổ học vẫn không thể lý giải và vẫn còn là những điều bí ẩn cho đến ngày nay.

Từ xa xưa các công trình kiến trúc đã sở hữu một kỹ thuật xây dựng thách thức cả những công nghệ tiến tiến, hiện đại ngày nay và mang một dấu ấn riêng của nền văn minh phát triển vượt bậc. Đây vẫn luôn là dấu hỏi cần được các nhà khoa học giải đáp. Nhưng chúng ta không thể không thừa nhận rằng, những công trình kiến trúc này khiến chúng ta cảm thấy nể phục.

Bài viết được đề xuất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *