Chỉ số thanh toán hiện hành (tài sản ngắn hạn/ nợ ngắn hạn) có lẽ là chỉ số đầu tiên được sử dụng rộng rãi như là một thước đo cho khả năng thanh toán tài chính ngắn hạn của một doanh nghiệp được thể hiện trong BCTC. Chỉ số này càng thấp doanh nghiệp sẽ càng gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng nếu chỉ số này quá cao cũng không phải là dấu hiệu tốt, bởi nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao.
Công thức tính:
Chỉ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn
Về mặt lý thuyết, $2 tài sản ngắn hạn có thể bù đắp $1 nợ ngắn hạn (và phần để lại phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp), giá trị 2/1 trở thành một tiêu chuẩn thiếu tính linh hoạt. Tuy nhiên, có những trường hợp hàng tồn kho có sự khác nhau rất lớn về tính thanh khoản. Ví dụ, dầu có thể được thanh khoản nhanh chóng, nhưng hàng tồn kho của các bộ phận dịch vụ có thể mất nhiều năm để bán – nên hầu như không có “tài sản ngắn hạn”.
Từ những ví dụ này cho thấy chỉ số thanh toán nợ ngắn hạn thường không so sánh được giữa các công ty có quy mô khác nhau. Hơn nữa, việc đầu tư mang tính tương đối vào hàng tồn kho tăng từ 77% vốn lưu động lên 83% từ năm 1950 đến năm 1962 tại các tập đoàn Mỹ. Kiểm soát hàng tồn kho đúng lúc bằng việc sử dụng máy tính đã làm giảm đáng kể lượng hàng tồn kho. Vì vậy, các chỉ số trong quá khứ có thể không còn giá trị cho tương lai. Chỉ số thanh toán nhanh không tính hàng tồn vào tài sản ngắn hạn là một chỉ số thay thế cho chỉ số thanh toán nợ ngắn hạn, nhưng tính thanh khoản của các khoản phải thu của tài sản ngắn hạn vần còn là một câu hỏi mở.
Trong trường hợp có cuộc đình công hoặc suy thoái, các doanh nghiệp có thể phải thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của mình bằng cách thanh lý tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra là làm thế nào để doanh nghiệp thực hiện điều này mà không có sự tổn thất về năng lực hoạt động – đặc biệt nghiêm trọng trong trường hợp suy thoái. Trong trường hợp là một công ty hàng không, dòng tiền đảm đương chức năng là tài sản ngắn hạn hơn là tài sản dài hạn.
Ví dụ minh họa cụ thể:
Mức chỉ số thanh toán nợ ngắn hạn trung bình trong 5 năm (1960-1964) là 4,56 đối với các cửa hàng buôn bán phần cứng, 1,95 đối với các cửa hàng tạp hóa, 4,11 đối với các nhà máy vải bông và 1,70 đối với các nhà thầu xây dựng. Chúng ta cần lưu ý đến sự biến đổi giữa các loại hình bán lẻ và nhà sản xuất.Một chỉ số thú vị khác là tài sản cố định (đã tính khấu hao giá trị ghi sổ) trên giá trị thuần hữu hình. Mức trung bình trong 5 năm của chỉ số này là 5,7% đối với các nhà sản xuất quần áo phụ nữ, 80,1% đối với các nhà sản xuất bánh kẹo, 59,9% đối với các cửa hàng tạp hóa và 10,2% đối với các cửa hàng nội thất. Nhìn chung, chỉ số này tốt nhất nên được giữ ở mức thấp đối với các doanh nghiệp mới đang cần tiền thuê đất và tòa nhà cho đến khi tương lai của doanh nghiệp được đảm bảo. Kinh nghiệm cho thấy các doanh nghiệp nhỏ nên cố gắng không vượt quá mức 66% và các doanh nghiệp lớn nên tránh vượt quá mức 75%.
Các chỉ số có vai trò rất quan trọng cho những dự đoán khác nhau. Thường thì những dự đoán này cần phân tích một cách tỉ mỉ, chi tiết hơn. Ví dụ, phân tích chỉ số có thể cho thấy sự gia tăng khối lượng doanh số bán hàng so với hàng tồn kho và các khoản phải thu. Tuy nhiên, hàng tồn kho có thể tăng chậm hơn so với doanh số bán hàng do chi phí sản phẩm giảm, hay không có khả năng thay thế hàng tồn kho, hoặc do những thay đổi về chính sách hàng tồn kho và trong định giá hàng tồn kho. Các khoản phải thu có thể tăng chậm hơn so với doanh số bán hàng do chính sách truy thu hiệu quả hơn, hay do có một phần lớn doanh số bán hàng là bằng tiền mặt hoặc do những thay đổi về chính sách liên quan đến sự gia hạn tín dụng. Khối lượng doanh số bán hàng có thể tăng do mở rộng nhà máy, hay do chiến dịch bán hàng mạnh mẽ, do tăng giá, giảm giá hoặc mở rộng phạm vi bán hàng.
Từ ví dụ này, bạn đọc có thể thấy vai trò của chỉ số thanh toán hiện hành trong phân tích báo cáo tài chính. Đây là một chỉ số không thể thiếu và đồng thời cũng là căn cứ để các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính đưa ra quyết định chuẩn xác nhất.
https://kientruccuatoi.com/tai-sao-doanh-nghiep-can-ke-khai-thue-qua-mang/