Nóng: Ngành chế biến dăm gỗ xuất khẩu và sự cạnh tranh gay gắt

Kể từ năm 2012 Việt Nam đã thay thế vị trí của Úc trở thành quốc gia xuất khẩu dăm gỗ lớn nhất toàn cầu. Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là ba quốc gia nhập khẩu dăm gỗ quan trọng nhất của Việt Nam. Giá trị kim ngạch của dăm gỗ Việt Nam đạt được từ ba thị trường này chiếm trên 90% tổng kim ngạch và lượng xuất khẩu hàng năm, trong đó thị trường Trung Quốc chiếm tỉ trọng lớn nhất, khoảng 60% trong tổng kim ngạch và lượng dăm gỗ xuất khẩu của cả Việt Nam.

Nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành chế biến dăm gỗ

Giờ đây với sản lượng dăm gỗ xuất khẩu ngày càng cao, để đáp ứng điều đó nguyên liệu được khai thác từ các khu rừng trồng là gỗ keo và bạch đàn. Theo con số ước tính, diện tích rừng trồng được khai thác hàng năm khoảng 150.000 – 200.000 ha, tương đương khoảng 17 triệu m3 gỗ quy tròn. Chỉ có khoảng 15-20% số gỗ được khai thác là cây có đường kính trên 12cm, có thể được sử dụng để đưa vào sản xuất đồ nội thất. Phần 80-85% còn lại là những cây có đường kính dưới 12cm, không thể sử dụng để làm nội thất mà chủ yếu làm dăm gỗ. Từ những cây gỗ thừa với đủ mọi kích thước lớn nhỏ sẽ được chế biến thành dạng dăm gỗ bằng những chiếc máy băm dăm gỗ xuất khẩu đi nước ngoài.

Ngành chế biến dăm gỗ xuất khẩu đang cạnh tranh gay gắt với các ngành khác

Cạnh tranh trong ngành xuất đồ gỗ nội thất: Sự bùng nổ của ngành công nghiệp dăm gỗ đã và đang làm xuất hiện những quan điểm trái chiều giữa các bên liên quan. Các công ty sản xuất đồ gỗ nội thất cho rằng xuất khẩu dăm gỗ làm gia tăng sự thiếu hụt của nguồn nguyên liệu gỗ đầu vào của ngành, từ đó gây rủi ro cho cả ngành.

Cạnh tranh trong ngành sản xuất giấy và bột giấy: Các công ty sản xuất giấy và bột giấy cũng có cùng quan điểm, theo họ xuất khẩu dăm gỗ làm cạn kiệt nguồn cung nguyên liệu của các công ty giấy và bột giấy.

Dựa vào những quan điểm triên, các doanh nghiệp nội thất và giấy kiến nghị hạn chế xuất khẩu dăm gỗ thông qua các công cụ như áp hạn ngạch và tăng thuế xuất khẩu đối với mặt hàng dăm.

Phản ứng sức ép cạnh tranh của ngành khác

Không đồng tình với quan điểm trên, các công ty dăm gỗ cho rằng hạn chế xuất khẩu sẽ tác động tiêu cực không phải chỉ đối với các doanh nghiệp sản xuất dăm gỗ mà còn đối với nhiều hộ trồng rừng. Theo luồng quan điểm này, hầu hết lượng gỗ khai thác từ rừng trồng là gỗ có đường kính nhỏ, không thể sử dụng cho ngành chế biến nội thất. Hơn nữa ngành chế biến dăm còn giải quyết được phần lớn phế phẩm gỗ từ ngành sản xuất đồ gỗ nội thất thải ra. Như những mẫu gỗ thừa, gỗ mảnh, vụn gỗ cũng được tận dụng chế biến thành dăm gỗ bằng các loại máy băm dăm gỗ xuất khẩu. Các công ty dăm gỗ cũng cho rằng với năng lực hiện tại của ngành sản xuất bột giấy (khoảng chưa đến 2 triệu m3 gỗ rừng trồng/năm) do vậy hạn chế xuất khẩu dăm sẽ làm dư thừa lượng gỗ rừng trồng khai thác.

Để ngành dăm phát triển bền vững cần phải có một quy hoạch cụ thể cho ngành. Quy hoạch này cần phải được đặt trong mối quan hệ cụ thể giữa ngành này với các ngành khác có liên quan, bao gồm ngành chế biến đồ gỗ gia dụng, ngành ván ép, giấy và bột giấy, xây dựng. Bên cạnh đó, việc quy hoạch cũng cần phải tính toán đến sự liên kết đảm bảo bền vững giữa các bên tham gia vào chuỗi cung. Chia sẻ lợi ích hài hòa và giảm thiểu rủi ro cho các bên liên quan trong cùng chuỗi cung, và giữa các ngành liên quan là nền tảng để ngành dăm phát triển bền vững trong tương lai.

Xem thêm:

Bài viết được đề xuất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *