Kinh nghiệm khi thuê nhà trọ cho tân sinh viên

Có thể nói rằng, việc thuê nhà trọ là một trong những việc vô cùng quan trọng đối với sinh viên nói chung, nhất là tân sinh viên. Chỉ có một “nơi ăn chốn ở” ấm êm thì các bạn mới có thể yên tâm học tập. Tuy nhiên, hiện nay để thuê được nhà trọ là điều ngày càng khó khăn, nhất là tại các thành phố lớn. Nhiều chiêu trò lừa đảo xuất hiện gây hoang mang cho sinh viên và cả những bậc phụ huynh.

Kinh nghiệm khi thuê nhà trọ cho tân sinh viên

Chiêu trò lừa đảo

Nhiều chiêu trò lừa đảo tinh vi núp dưới cái bóng của việc cho sinh viên thuê nhà trọ/ phòng trọ. Có rất nhiều trường hợp được các bạn sinh viên chia sẻ trên mạng xã hội. Bạn M.H (Đại học Kinh tế Quốc dân) khi đi xem phòng trọ, chưa ưng căn phòng đó lắm muốn đi xem căn phòng khác. H nói với chủ nhà trọ sẽ về suy nghĩ rồi quyết định thì mai đến đặt cọc.

Nhưng chủ trọ nói là phải đặt cọc trước vì phòng tốt như thế sẽ nhiều người muốn thuê, sợ không giữ được phòng. Vì phòng trọ đó tương đối tốt so với mặt bằng chung nên H đã quyết định đặt cọc 500 nghìn đồng. Quy định trong tờ giấy thu tiền cọc có ghi “nếu sinh viên không dọn tới ở thì sẽ không được lấy lại tiền cọc”.

Một tuần sau, H chuyển đồ đạc sang ở thì chủ trọ lại kiếm nhiều lí do nhằm cố ý làm H bực bội và không muốn ở nữa. Những hành động lời nói lúc đó khác hẳn với thái độ niềm nở lúc thuyết phục H thuê trọ. Nếu không vào ở trọ thì sẽ bị mất luôn số tiền cọc nhưng nếu ở thì cũng không chịu được nên H đành chịu mất tiền cọc.

Kinh nghiệm khi thuê nhà trọ cho tân sinh viên

Phòng trọ quá rẻ

Không có nhà trọ nào vừa rẻ, vừa đẹp lại đảm bảo an ninh. Đừng vội tin vào lời quảng cáo phóng đại của những người cho thuê nhà trọ. Họ có nhiều cách để buộc số tiền thuê trọ mỗi tháng của sinh viên phải tăng lên. Nào là những quy định như:

  • Phải đặt cọc trước 3 tháng tiền nhà thì mới được vào ở.
  • Đưa ra các mức phụ phí với giá “trên trời” nào là tiền điện, tiền nước, tiền mạng, tiền giữ xe, tiền đổ rác,… với tổng cộng không kém gì giá tiền phòng, có khi lên đến 1- 1,5 triệu một người/ 1 tháng.
  • Đủ các chi phí khác được vẽ ra: tiền camera, tiền đảm bảo an ninh, tiền mở cửa sáng và tối, tiền hao mòn hư hại tài sản. Bắt đền bù rất cao khi có đồ đạc bị hỏng hoặc bắt sinh viên tự sửa, tự mua mới.

Mục đích của những chủ nhà trọ là muốn sinh viên tự chuyển đi và nghiễm nhiên chiếm đoạt số tiền cọc dù là không lớn nhưng cũng là một số tiền sinh hoạt của sinh viên.

Sinh viên truyền tai nhau rất nhiều kinh nghiệm khi đi thuê nhà trọ. Chỉ xem ảnh và tìm hiểu trên mạng thôi là không đủ, nhất định phải đến tận nơi xem.

Kinh nghiệm khi thuê nhà trọ cho tân sinh viên

Những điều cần chú ý

  • Người chủ cho thuê trọ là ai?
  • Giờ giấc sinh viên được ra vào như thế nào, có phù hợp với giờ giấc sinh hoạt, công việc, học tập của bạn không?
  • Kiểm tra kĩ lưỡng nhà trọ đó có đảm bao cho cuộc sống sinh hoạt của mình hay không: nhà vệ sinh có khép kín không, có sạch sẽ không? Nguồn nước có đảm bảo vệ sinh không? Có đảm bảo an ninh không? Dân cư xung quanh là tầng lớp gì và sinh hoạt như thế nào, nhất là những người cùng chung dãy trọ với mình.
  • Xem xét các đồ dùng trong nhà còn mới, còn tốt hay không và khi đồ dùng hỏng hóc thì bên nào chịu trách nhiệm sửa chữa, mua mới?
  • Đồng hồ điện nước riêng hay chung? Hỏi rõ ràng về các chi phí điện, nước, tiền internet, tiền đổ rác, tiền gửi xe.
  • Mức tiền đặt cọc và cách để nhận được tiền cọc sau khi chuyển đi
  • Hợp đồng cho thuê nhà trọ phải có những điều khoản rõ ràng và được sự thống nhất, có chữ kí của cả hai bên.

Hiện nay, cũng có rất nhiều diễn đàn, những hội nhóm trên mạng xã hội giúp sinh viên tìm nhà trọ dễ dàng và an toàn hơn. Mong rằng với một số kinh nghiệm trên đây, các bạn sinh viên có thể có thêm hiểu biết trong việc thuê nhà trọ và sẽ có được những chỗ ở ưng ý.

Kinh nghiệm khi thuê nhà trọ cho tân sinh viên

Liên hệ luật sư tư vấn:

CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW FIRM

  • Trụ sở chính: Phòng 2501, tầng 25, tháp B, tòa nhà Golden Land, số 275 đường Nguyễn Trãi, phường Thành Xuân, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
  • Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568 – 1900.6586
  • Số điện thoại yêu cầu dịch vụ: 024.73.000.111 hoặc 0989.914.898 (Phòng kinh doanh)
  • Số điện thoại khiếu nại, phản hồi chất lượng tư vấn: 0965.336.999 (Mr.Dương – Giám đốc điều hành)
  • Email yêu cầu dịch vụ pháp lý: [email protected]

>> Xem thêm

Lưu ý mua nhà đất dành cho người không chuyên

Một số bệnh thường gặp và cách sửa khi bị kẹt khóa cửa

Bài viết được đề xuất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *