Một số thông tin về cổng trục dầm đôi

Cổng trục là một trong những thiết bị sử dụng nhiều trong các xí nghiệp, nhà máy. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể am hiểu về thiết bị này. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ một số thông tin về thiết bị cổng trục dầm đôi cho bạn đọc tham khảo nhé!

Cổng trục dầm đôi là gì?

Cổng trục dầm đôi hay còn được gọi là cổng trục 2 dầm, cổng trục chữ A…Chúng là một thiết bị dùng để nâng hạ 2 dầm chính được đặt song song với nhau. Thiết bị này di chuyển nhờ hệ thống ray được đặt dưới mặt đất. Và chúng được sử dụng khá phổ biến trong các ngành công nghiệp nặng. Đặc biệt là trong các nhà máy sản xuất gang thép hoặc sản xuất bê tông.

Tuỳ vào nhu cầu sản xuất của mỗi người mà cổng trục có thể có cổng xôn hoặc không có cổng xôn.

Cấu tạo của cổng trục dầm đôi

Thông thường cổng trục dầm đôi sẽ được thiết kế với kết cấu khung đỡ dạng chữ A. Hệ thống dầm chính sẽ được đặt trên kết cấu khung dầm. Để cho phép cổng trục dầm đôi di chuyển dọc theo vị trí lắp đặt. 

Hệ thống Palang sẽ được đặt giữa hai dầm chính. Palang di chuyển ngang theo dầm chính để đến được vị trí hàng hóa cần nâng hạ.

Tùy vào nhu cầu sử dụng của mỗi doanh nghiệp người ta có thể lắp đặt palang xích, palang cáp có tải trọng khác nhau: 

– Tải trọng từ 3 tấn – 100 tấn.

– Khẩu độ: 2m – 50m

– Chiều cao nâng: 3m – 30m.

– Không giới hạn chiều dài đường chạy

Thiết bị cổng trục dầm đôi thường được sử dụng nhiều tại các bãi tập kết nâng hạ hàng hoá có tải trọng lớn. Cụ thể là tại các xí nghiệp: sắt thép, bê tông hoặc các công trường xây dựng…

Các thành phần chính của cổng trục dầm đôi

Cổng trục dầm đôi bao gồm các thành phần chính như:

  • Dầm chính

  • Dầm chân

  • Cầu thang, lan can

  • Dầm cân bằng

  • Bánh xe di chuyển

  • Tời điện, palang

  • Tang quấn cáp điện

  • Động cơ di chuyển của cổng trục dầm đôi

  • Tủ điều khiển

  • Cấp điện dọc dầm chính

  • Các loại ray thông dụng và các thiết bị an toàn.

Cách vận hành cổng trục 

Bước 1: Kiểm tra kỹ các thiết bị nguồn điện trước khi khởi động

Bước 2: Kiểm tra tải trọng sao cho phù hợp với tải trọng thiết kế

Bước 3: Nâng tải theo phương thẳng đứng

Bước 4: Không được đứng dưới móc cẩu hoặc đứng trên vật nâng khi vận hành.

Bước 5: Chỉ được tiếp cận với tải nâng khi đã hạ thấp xuống hơn đầu người

Bước 6: Chỉ được phép di chuyển cổng trục khi pa lăng, tời điện kéo đã vào vị trí chuẩn trên cổng trục.

Bước 7: Nghiêm cấm sử dụng các bộ phận ngưng tự động để dừng máy thay cho công tắc điều khiển. 

Bước 8: Sau khi vận hành cần tắt nguồn điện. Đồng thời để thiết bị điều khiển nơi an toàn, khô ráo.

Trên đây là một số thông tin về thiết bị cổng trục dầm đôi cho bạn đọc tham khảo. Nếu bạn đang cần tư vấn hoặc tìm đơn vị cung cấp cổng trục dầm đôi uy tín. Hãy liên hệ với Nexsuns chúng tôi qua hotline: 0866022789 hay truy cập vào website: nexsuns để nhận được trợ giúp nhanh chóng.

 

Đục dầm bê tông là gì? Các dụng cụ sử dụng trong đục dầm bê tông

Thanh lý máy tời xây dựng – có nên mua máy tời xây dựng thanh lý không?

 

Bài viết được đề xuất