Bể nước ngầm là một trong những hạng mục thiết yếu đối với đời sống con người. Do đặc thù của bể nước ngầm là luôn tiếp xúc 24/24 với lượng nước vô cùng lớn, vì vậy nếu bạn không sử dụng những biện pháp chống thấm bể nước ngầm hiệu quả sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng và không những thế còn rất tốn kém chi phí khi tiến hành sửa chữa. Thông qua bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn những phương pháp chống thấm bể nước ngầm đơn giản và hiệu quả nhất.
1. Những tiêu chuẩn thiết kế bể nước ngầm
Bể nước ngầm là công trình dùng để dự trữ nước sạch, được xây dựng và lắp đặt ở dưới lòng đất nhằm phục vụ cho quá trình sinh hoạt và đời sống của con người.
Những tiêu chuẩn thiết kế bể nước ngầm:
- Nên thiết kế bản vẽ chi tiết trước khi thi công.
- Khi thiết kế bể nước không được rò rỉ nước: Để đảm bảo chất lượng nước sạch sẽ nhất, vô khuẩn, không bị những chất bẩn hay hóa chất ở dưới đất nhiễm vào nguồn nước thì bạn phải đảm bảo bể chứa nước không bị rò rỉ.
- Xây dựng bể nước ngầm tránh xa cầu tự hoại: Như đã nói bể chứa nước là bể trữ nước được sử dụng trong quá trình sinh hoạt của con người. Nhưng cầu tự hoại là nơi chứa những chất thải sinh hoạt, có nhiều vi khuẩn gây hại, mất vệ sinh. Nếu chúng ta xây dựng chúng ở gần nhau chẳng may bể chứa nước bị rò rỉ sẽ gây ô nhiễm nguồn nước sạch ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta.
- Kích thước bể nước ngầm: Tùy thuộc vào số lượng thành viên trong gia đình bạn mà chúng ta xây dựng bể chứa nước cho phù hợp.
2. Một số biện pháp chống thấm bể nước ngầm .
2.1 Sơn chống thấm.
Sơn chống thấm là một trong những biện pháp chống thấm hiệu quả nhất hiện nay. Bởi nó có những ưu điểm nổi trội như:
Khả năng chống thấm tương đối cao.
Mang lại nét thẩm mỹ cao.
Không độc hại, thân thiện với môi trường
Quy trình thi công:
Bước 1: Vệ sinh bề mặt.
Thời điểm tốt nhất để thi công chống thấm là sau 2 tuần sau khi đổ bê tông. Nên sửa chữa các khuyết tật trên bề mặt, vệ sinh sạch sẽ trước khi thi công.
Bước 2: Sử dụng dụng cụ chuyên dụng để lăn đều sơn lót lên bề mặt thi công.
Bước 3: Sau đó, chọn màu sơn thích hợp và phủ 2 lớp chống thấm lên bề mặt.
Thi công sơn chống thấm đúng quy trình giúp bể nước ngầm đạt được hiệu suất chống thấm cao nhất.
>> Xem thêm: Sử dụng sơn chống thấm sân thượng có hiệu quả không?
2.2 Màng khò nóng.
Bước 1: Sử dụng dụng cụ chuyên dụng như lu để quét đều lớp tạo dính lên bề mặt sao cho lớp tạo dính mỏng, phủ đều và kín bề mặt thi công.
Bước 2: Sau khi lớp tạo dính khô, bạn nên trải kín các cuộn màng vào vị trí chống thấm. Lưu ý bạn phải đảm bảo bề mặt dán hoặc khò được đặt úp phía dưới.
Bước 3: Sử dụng đèn khò nóng làm nóng chảy lớp màng nhầy để chúng dính thật chặt vào bề mặt thi công. Với phương pháp này, bạn nên lướt ngọn lửa liên tục, thật đều và nhanh tay để nguồn nhiệt có thể phân bố đều và không tạo lỗ khí.
Bước 4: Kiểm tra độ kháng nước của lớp màng bằng cách ngâm trong nước.
Sử dụng màng khò nóng tạo độ bám cao, độ kháng nước tốt giúp bể nước ngầm không bị rò rỉ ra ngoài, ngăn những chất bẩn từ lòng đất không thể xâm nhập vào bên trong.
Trên đây là những kiến thức về chống thấm bể nước ngầm. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp ích cho bạn trong công việc hiện tại hoặc tương lai. Mọi ý kiến đóng góp của các bạn hãy để dưới phần bình luận để được giải đáp một cách nhanh nhất nhé!
>> Bài viết nổi bật: