Phương pháp chống thấm cho từng loại mái nhà hiệu quả

Mái nhà là nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi môi trường, thời tiết mưa, gió, nắng nóng do vậy mà nó rất dễ xảy ra tình trạng thấm dột. Mái nhà bị thấm dột vừa gây mất mỹ quan cho tổng thể ngôi nhà lại vừa gây ảnh hưởng tới sinh hoạt của gia đình. Do vậy mà bạn cần phải có biện pháp chống thấm thích hợp cho mái nhà của mình. Với mỗi loại mái nhà khác nhau thì sẽ có những phương pháp chống thấm khác nhau. Sau đây là những phương pháp chống thấm cho từng loại mái nhà hiệu quả cao. Hãy cùng tham khảo nhé.

1. Chống thấm cho mái nhà bằng ngói

Kiểu nhà mái ngói thường phổ biến ở miền quê Việt Nam, với những kiểu nhà mái ngói này thì ngay từ khi thi công thì các bạn nên sử dụng loại sơn chống thấm riêng biệt cho mái ngói. Trước khi thi công sơn chống thấm cho mái nhà bằng ngói thì bạn cần phải vệ sinh sạch sẽ mái nhà, loại bỏ hết bụi bẩn, tạp chất và mảng bám trên mái ngói, trường hợp mái ngói bị nấm tảo, địa y thì cần làm sạch sau đó tẩy rửa bằng hóa chất diệt rêu mốc. Sau khi đã làm sạch mái ngói thì bạn hãy dùng súng phun sơn phun một lớp sơn lót chống kiềm ngoài trời lên toàn bộ bề mặt mái ngói, sau khi hoàn tất lớp sơn lót chống kiềm thì tiến hành thi công sơn chống thấm cho mái ngói.

chống thấm cho từng loại mái nhà hiệu quả

Trong trường hợp mái ngói đã sử dụng lâu ngày, cũ kỹ và có tình trạng ngói vỡ, các mối nối bị hở, khi trời mưa thì nước dễ dàng xâm nhập qua các kẽ hở này. Đối với những trường hợp này thì cách tốt nhất là chỉnh lại mái ngói hoặc thay thế bằng mái ngói mới và ở những vị trí bị thấm dột thì dùng hỗn hợp tạo thành từ cát, xi măng và phụ gia chống thấm với tỉ lệ phù hợp để trét một lớp dày lên đó, tuy nhiên thì cách làm này chỉ có tác dụng chống thấm tạm thời trong một khoảng thời gian ngắn.

2. Chống thấm cho mái nhà bằng tôn

Tình trạng thấm dột mái tôn xảy ra do nguyên nhân sau đây:

  • Do thợ thi công không chuẩn, bắn những lỗ đinh lớn, bắt ốc vít không chuẩn gặp trời mưa nước mưa dễ dàng len lỏi qua những lỗ này.
  • Do tôn bị xước lâu ngày nước mưa ăn mòn vết xước gây thấm dột.
  • Mái tôn bị hỏng do dị vật rơi vào ví dụ như cành cây…
  • Do tràn sóng điểm tiếp giáp nối tôn cũng có thể gây ra thấm dột.
  • Do các gioăng cao su tại mũ đinh bị lão hóa, mục nát khiến nước tràn vào gây thấm dột.

chống thấm cho từng loại mái nhà hiệu quả hình 2

Giải pháp chống thấm cho mái tôn:

  • Đối với sự cố thấm dột ở chỗ tiếp giáp, bạn chỉ cần bắt vít chặt lại và thêm keo ở vị trí này là có thể khắc phục.
  • Đối với sự cố thấm dột do đinh vít thì bạn hãy sử dụng máy bằng đinh tháo hết số đinh cũ và thay thế bằng lớp đinh mới. Sau đó dùng keo silicon bắn lên chỗ đinh mới để bịt kín lỗ đinh.
  • Với những lỗ thủng lớn bạn có thể dùng màng chống thấm khổ lớn dán vào chỗ thủng hoặc cắt một miếng tôn nhỏ rồi vít lại, phun keo quanh chỗ vá để chống thấm dột.
  • Dùng sơn phủ chống rỉ sét lên. Hoặc bạn có thể dán giấy dầu chống dột cho mái tôn cũng là một cách để hạn chế sự cố thấm dột cho mái tôn.

chống thấm cho từng loại mái nhà hiệu quả hình 3

>> Bài viết nổi bật: 

3. Chống thấm cho mái nhà bằng bê tông

Với mái nhà bằng bê tông thì có rất nhiều cách để chống thấm.

Bạn có thể dùng sơn chống thấm để chống thấm cho mái nhà bằng bê tông: Việc đầu tiên là phải vệ sinh sạch sẽ bề mặt, loại bỏ hết vữa thừa, bụi bẩn, dầu mỡ, tạp chất trên bề mặt sàn mái. Trám trét lại những khe hở, kẽ nứt. Thi công một lớp sơn lót kháng kiềm lên bề mặt sàn mái. Sau đó thi công lớp sơn chống thấm lên bề mặt sàn. Cuối cùng lát gạch để bảo vệ sàn mái.

chống thấm cho từng loại mái nhà hiệu quả hình 4

Chống thấm mái nhà bằng bê tông bằng nhựa đường: Trước hết bạn cũng cần làm sạch bề mặt, trám và bịt kín các vết nứt, khe hở bằng nhựa đường. Sau đó đun sôi nhựa đường, để đạt hiệu quả chống thấm cao thì bạn có thể pha thêm dầu DO. Tiếp đến quét một lớp lót Asphalt Primer lên bề mặt sàn bê tông, rồi dùng con lăn để quét nhựa đường lên toàn bộ bề mặt sàn mái.

chống thấm cho từng loại mái nhà hiệu quả hình 5

Chống thấm mái nhà bằng bê tông bằng màng tự dính gốc Bitum: Đầu tiên bạn cũng cần vệ sinh sạch sẽ bề mặt sàn mái, loại bỏ hết tạp chất, trám vá lại những kẽ nứt, khe hở rồi dùng máy mài để làm phẳng bề mặt. Sau đó trải màng chống thấm tự dính lên sàn mái và cắt màng theo kích thước sàn. Bóc lớp giấy lót và tiến hành dán lớp màng chống thấm lên bề mặt sàn bê tông rồi dùng con lăn gỗ để làm phẳng bề bề mặt, với diện tích chồng mí tối thiểu 5cm. Sau cùng cán một lớp vữa bảo vệ trên bề mặt lớp màng bitum chống thấm.

chống thấm cho từng loại mái nhà hiệu quả hình 6

Ngoài ra bạn có thể chống thấm mái nhà bằng bê tông bằng sơn chống thâm cho trần nhà, màng khò nóng chống thấm, hóa chất Sika chống thấm…

Trên đây là những phương pháp chống thấm cho từng loại mái nhà hiệu quả cao mà bạn nên biết. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ có thêm những kinh nghiệm để có thể khắc phục tốt được sự cố chống thấm dột cho mái nhà của mình nhé.
 

Bài viết được đề xuất