Vải địa kỹ thuật cấu tạo như thế nào? Tác dụng vải địa kỹ thuật ra sao? Phương pháp thi công vật liệu đặc biệt này như thế nào? Đó là phân vân của rất nhiều khách hàng hiện nay. Hiểu rõ điều đó, chúng tôi chia sẻ những thông tin hữu ích dưới đây bạn nên tham khảo để an tâm hơn khi chọn mua và sử dụng.
Cấu tạo của vải địa kỹ thuật
Vải địa kỹ thuật cấu thành từ polyester và polypropylene. Nó có tính năng chịu kéo, độ thấm nước, độ giãn, tính năng thích nghi môi trường cao tùy thuộc vào từng loại vải, cách cấu tạo của chúng.
Hiện nay, vải địa kỹ thuật được phân ra thành 3 loại cơ bản: vải địa kỹ thuật dệt, vải địa kỹ thuật không dệt và vải địa phức hợp. Trong đó:
– Vải địa kỹ thuật dệt: Là dòng vải được dệt ngang, dệt dọc giống như vải may. Đặc điểm của nó là khả năng chịu lực kéo theo hướng dọc bao giờ cũng lớn hơn so với hướng ngang nên được sử dụng chủ yếu để cốt gia cường cho việc xử lý nền đất yếu theo yêu cầu.
– Vải địa kỷ thuật không dệt: Các sợi vải ngắn dài liên tục nhau không theo bất cứ hướng nào. Chúng liên kết với nhau bằng cách dùng chất dính hoặc dùng kim dùi hoặc dùng sức nóng.
– Vải địa phức hợp: Nó là sự kết hợp giữa vải địa kỹ thuật dệt và không dệt. Các bó sợi có tính năng chịu lực tốt được dệt trên những tấm vải không dệt giúp nó hội tụ đủ tính năng của vải dệt và không dệt.
Tác dụng của vải địa kỹ thuật
Với nhiều ưu điểm và tính năng vượt trội, tác dụng vải địa kỹ thuật đối với đời sống và sản xuất là điều không thể phủ nhận được. Sản phẩm này càng được ứng dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả tuyệt vời:
– Trong lĩnh vực giao thông, sản phẩm này có công dụng gia tăng độ bền, gia tăng tính ổn định cho các tuyến đường được xây dựng trên những khu vực có nền đất yếu như: đất than bùn, đất bùn hoặc đất sét mềm.
– Trong thủy lợi, người ta dùng vải địa kỹ thuật để chen chắn bề mặt cho các bờ vách. Ống vải địa kỹ thuật trộn thêm cát có công dụng giảm nhẹ tác động của dòng chảy lên bờ sông, bờ đê. Mặt khác, nó còn được ví như tầng lọc nước, giúp hạ thấp mực nước ngầm, giữ nền đất không bị rửa trôi theo dòng thấm.
– Trong xây dựng, sản phẩm này được dùng để gia cố vùng nền đất yếu, giúp nhà ở, các công trình xây dựng luôn vững chắc, không bị nứt, không bị sụt lún.
– Dựa vào công dụng của từng loại vải, người ta phân vải địa kỹ thuật thành 3 loại với chức năng riêng:
+ Chức năng phân cách: Sử dụng vải địa kỹ thuật phân cách giữa nền đất yếu và nền đất đường giúp ngăn chặn việc trộn lẫn giữa hai loại đất với nhau, giảm tổn thất đất đắp, tiết kiệm đáng kể chi phí xây dựng. Mặt khác, vải địa kỹ thuật còn hạn chế tối đa đất yếu xâm nhập vào cốt liệu của nền đường, bảo toàn tính chất vốn có của vật liệu. Nhờ thế, nền đường, công trình xây dựng có khả năng hấp thụ và chịu lực một cách hiệu quả.
+ Chức năng gia cường: Đối với những con đê, con đập hoặc đường dẫn vào cầu mà chiều cao của đất đắp rất lớn dẫn đến nguy cơ trượt mái, nguy cơ chuyển vị ngang của đất đắp lớn. Lúc này, vải địa kỹ thuật sẽ đóng vai trò gia cường, cung cấp phần lực lớn giúp chống trượt theo phương ngang, tăng độ ổn định cho mái dốc.
+ Chức năng lọc ngược, tiêu thoát nước: Có thể bạn chưa biết, với những nền đất yếu thì độ ẩm tự nhiên của đất thường rất cao và nhạy cảm. Trong trường hợp này, tác dụng vải địa kỹ thuật là tăng chức năng thoát nước cho đất, gia cường độ kháng cắt cho nền đất. Vì thế, nền đất sẽ ổn định, tăng cường tuổi thọ của công trình theo thời gian.
Đặc biệt loại vải địa kỹ thuật không dệt được xuyên kim có tính chống thấm nước cao được đánh giá là vật liệu tiêu thoát nước hiệu quả cả theo phương ngang lẫn phương đứng. Vải địa sẽ làm tiêu tan nhanh áp lực nước dưới dạng lỗ rỗng nên sức chịu lực của nền đất yếu sẽ được gia cường.
Vậy, loại vải địa nào có tính năng lọc nước, giữ đất tốt. Đó là loại vải mà kích thước lỗ hỗng đủ nhỏ để không cho hạt đất cần bảo vệ lọt qua đồng thời cũng phải đủ lớn để thấm nước tốt, tiêu hao lượng nước nhanh chóng.
Phương pháp thi công vải địa kỹ thuật đúng chuẩn
Để phát huy tối đa tác dụng vải địa kỹ thuật thì yêu cầu bắt buộc là phải đảm bảo phương pháp thi công đúng chuẩn khoa học:
– Nền đường phải chuẩn bị chu đáo, hệ thống cây cối, bụi rậm, lau lách trong phạm vi thi công phải được dọn sạch. Phần nền đường cần đảm bảo độ dốc tốt giúp thoát nước tốt về mùa mưa.
– Tiếp đó, rải vải địa kỹ thuật xuống nền đường, nền móng. Các lớp vải chồng lên nhau, lớp này nối tiếp lớp kia, khoảng phủ bì bao nhiêu tùy thuộc vào đặc điểm chịu lực của từng nền đất.
– Cuối cùng, cho cán đá sỏi hoặc đá dăm lên nền đường.
Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi bạn đã hiểu rõ tác dụng vải địa kỹ thuật như thế nào. Để mua được sản phẩm chuẩn chất lượng, giá tốt, được tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật tận tình, chu đáo quý khách vui lòng liên hệ theo số hotline: 0988.278.822.
Xem thêm:
>> https://kientruccuatoi.com/
>> https://kientruccuatoi.com/tin-tuc/