Trống đồng Đông Sơn không chỉ là biểu tượng cho nền văn hóa Đông Sơn mà còn của nền văn minh sông Hồng. Hình ảnh trống đồng Đông Sơn chính là biểu tượng vô cùng thiêng của dân tộc. Tất cả những hình ảnh về tập quán sinh hoạt, văn hóa, lối sống của người dân thời Văn Lang- Âu Lạc đều được thể hiện trên trống đồng. Cùng chúng tôi tìm hiểu về trống đồng Đông Sơn trong bài viết dưới đây nhé.
1. Ý nghĩa của hình ảnh trống đồng Đông Sơn
Những chiếc trống đồng là minh chứng nền nông nghiệp lúa nước phát triển rực rỡ. Theo các nhà nghiên cứu, trống đồng được hình thành vào thời Đông Sơn, dưới thời vua Hùng dựng nước Văn Lang. Phú Thọ được xem là trung tâm của nền văn hóa Đông Sơn, là nơi khởi nguồn của trống đồng.
Trống đồng không chỉ là vật linh thiêng của dân tộc ta mà còn giúp chúng ta hiểu thêm cuộc sống, văn hóa của nhân dân thời kỳ Văn Lang.
Ngoài chức năng là nhạc khí, trống đồng còn là biểu tượng của quyền lực, tôn giáo,.. Trống đồng được sử dụng trong hầu hết các lễ hội và để khích lệ tinh thần của các chiến sĩ trong các cuộc chiến đấu.
2. Họa tiết trên mặt trống đồng Đông Sơn
Có thể nhận thấy rõ ràng rằng, cả trên mặt trống đồng và xung quanh trống đều chỉ có hai loại họa tiết: họa tiết hình học và học tiết hiện thực. Họa tiết hình học thường là những chấm nhỏ hoặc những vạnh thẳng song song hoặc hình răng cưa. Họa tiết hiện thực thường là hình ảnh của động thực vật, cuộc sống sinh hoạt của con người. Từ đó người Việt xưa muốn gửi gắm những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng qua đó.
Trung tâm mặt trống là hình ảnh ngôi sao 14 cánh, là biểu tượng của mặt trời. Xung quanh ngôi sao là hình ảnh người dân với văn hóa trồng lúa nước. Hình người có thể mặc váy dài (người nữ) hoặc có hai vạt tỏa ra hai phía (người nam). Họ vừa cầm rùi, vừa thổi kèn, cầm cán, giáo và nhảy múa. Một số người có thể quay mặt về phía nhà để cầu mùa màng bội thu. Một số khác là những đôi trai gái cầm chày giã gạo và nhảy múa.
Ngoài ra, trên mặt trống còn có hình ảnh những ngôi nhà. Dựa vào những hình ảnh điêu khắc trên trống đồng, ta thấy có hai kiểu nhà: nhà mái cong và nhà mái tròn. Cả hai loại nhà đều có cột chống ở phía đầu ngôi nhà. Các nhà nghiên cứu cho rằng, nhà mái cong có thể là những ngôi nhà ở. Ngược lại, nhà mái tròn là những ngôi nhà thờ.
Đặc biệt, mặt trống đồng còn được thiết kế theo các tiết trong năm: tiết thu phân, tiết đông chí, tiết xuân phân, tiết hạ chí.
Ngày nay, hình ảnh trống đồng Đông Sơn được nhân dân ta sử dụng trong rất nhiều họa tiết trang trí: thổ cẩm, đồ thờ cúng, họa tiết trang trí nhà,…
Hình ảnh trống đồng Đông Sơn không chỉ là bảo vật của văn hóa Việt Nam mà còn là biểu tượng của tinh thần bất khuất, ý chí quật cường của nhân dân ta trong suốt chiều dài của lịch sử.