Người Việt Nam thường rất coi trọng vấn đề phong thủy, nhất là trong thiết kế nhà, nên trồng những loại cây nào để hút vượng khí vào nhà, là điều được các gia chủ tính toán kĩ lưỡng. Trồng cây lộc vừng theo phong thủy những điều nên biết để mang đến may mắn, tài lộc.
Tìm hiểu về ý nghĩa của cây lộc vừng
Cây lộc vừng còn được biết đến với tên gọi là cây mưng, thuộc bộ tứ cây phong thủy quý của người phương đông là: Sanh, Sung, Tùng, Lộc. Cây lộc vừng là loài cây bóng mát, thân gỗ nhỏ, kích thước còn tùy thuộc vào môi trường trồng ở trong chậu hay ở ngoài đất.
Đặc biệt, cây lộc vừng là cây sống lâu năm, có tuổi thọ cao, và hiện nay được trồng rất phổ biến. Không chỉ được biết đến là loại cây cho bóng mát, và những bông hoa nhỏ li ti rất đẹp, mà cây lộc vừng còn mang ý nghĩa về phong thủy.
Cây lộc vừng cổ thụ có thâ hơi xù xì, cành lá khẳng khiu với những tán lá xum xuê, lá cây lộc vừng khá to, với mặt trên xanh bóng, và phần mặt dưới màu xanh trắng, các đường gân lá rất rõ.
Hoa lộc vừng nhỏ li ti, mọc theo chùm thẳng dài thành một chuỗi, cùng với màu đỏ hay màu trắng và có những sợi tua rua xuống rất đẹp mắt.
Tác dụng của trồng cây lộc vừng theo phong thủy
Cây lộc vừng được trồng và mang đến nhiều lợi ích đối với cuộc sống của con người, có thể kể đến như:
Cây lộc vừng làm cảnh: Với kiểu dáng đẹp, lạ mắt, lá dày vừa là cây cho bóng râm mà lại được trồng với mục đích làm cây cảnh cho gia đình. Đặc biệt trồng cây lộc vừng theo phong thủy được nhiều gia đình lựa chọn, với ý nghĩa mang đến may mắn, tài lộc và những điều tốt đẹp nhất.
Làm thức ăn
Ở một số nước Đông Nam Á, lá và đọt cây lộc vừng được sử dụng để nấu canh chua, hay ăn kèm với các món cuốn.Cũng như một số nơi còn lấy lá cây lộc vừng để làm mồi đánh cá.
Làm thuốc chữa bệnh
Cây lộc vừng không chỉ được sử dụng như cây cảnh mà tác dụng chữa bệnh không phải ai cũng biết. Một số bộ phận của cây lộc vừng như lá, rễ cây, hạt, vỏ cây…được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh trong Đông y. Còn đối với Tây y cây lộc vừng còn được chiết xuất để chế ra một số các loại thuốc như thuốc chống viêm, kháng sinh…
- Xem thêm: Địa chỉ chuyển nhà giá rẻ tại Hà Nội của taxi tải Hải Đăng
Lưu ý khi trồng cây lộc vừng theo phong thủy
Theo quan niệm của ông bà ta, thì lộc nghĩa là tài lộc, vừng có nghĩa là nhỏ nhặt, cùng với đó là màu đỏ của những bông hoa lộc vừng mang ý nghĩa thịnh vượng, may mắn, phát lộc. Vì vậy, trồng cây lộc vừng theo phong thủy được nhiều người quan tâm.
Nhiều người thường quan niệm trồng cây lộc vừng sẽ mang đến cảm giác bình yên, an toàn và may mắn cho gia chủ và các thành viên trong gia đình. Cho nên, việc trồng cây lộc vừng ở đâu là tốt nhất?
Theo các chuyên gia phong thủy để mang đến may mắn, tài lộc thì vị trí trồng cây lộc vừng tốt nhất là trước sân nhà, ở những nơi có không gian thoáng đãng để cây có điều kiện phát triển tốt nhất.
Mỗi năm cây lộc vừng chỉ ra hoa một lần, và trong khoảng thời gian từ 10- 15 ngày là thời điểm hoa ra rực rỡ nhất. Nhiều người có niềm tin rằng khi hoa lộc vừng nở rộ, thì công việc làm ăn, kinh doanh sẽ phát đạt và thuận lợi nhất, làm việc gì cũng được như ý muốn.
Trồng cây lộc vừng theo phong thủy sẽ mang đến tài lộc vào nhà, cũng như vừa là cây cảnh để tạo một môi trường không gian thoáng mát, và tràn ngập không khí thiên nhiên.